Quy trình xử lý phản ánh của người dân

(Bước 4 - Các đơn vị phối hợp xử lý phản ánh bao gồm: Cục TMĐT & KTS, Tổng cục QLTT, Cục Cạnh tranh và BVNTD, Sở Công Thương...)

1. Gửi phản ánh

2. Chuyên viên
Tiếp nhận phản ánh

3.Doanh nghiệp giải trình

4. Các đơn vị phối hợp
Xử lý phản ánh

5. Thông báo kết quả

Cảnh báo

Cảnh báo giả mạo Bộ Công Thương về việc Phê duyệt dự án thanh toán xử lý đơn hàng online của Công ty TNHH Recess (Lazada)

Bộ Công Thương (Cục TMĐT và KTS) nhận được phản ánh của cơ quan báo chí, truyền thông về việc một số đối tượng trên mạng xã hội đăng tải văn bản giả mạo Quyết định của Bộ Công Thương về việc “Phê duyệt dự án thanh toán xử lý đơn hàng online của Công ty TNHH Recess (Lazada)”

Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa Sibutramin

Cục Thương mại điện tử và kinh tế số nhận được Công văn số 855/ATTP-NĐTT của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế về việc sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramine là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bạo vệ sức khỏe. Cục TMĐT và KTS thông báo như sau:

Yêu cầu gỡ bỏ các thiết bị lặp thông tin di động, thiết bị gây nhiễu

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số nhận được công văn số 20/CTS-TTra của Cục Tần số vô tuyến điện - Bộ Thông tin và Truyền thông phản ánh về việc một số website/ứng dụng đăng bán thiết bị gây nhiễu (thiết bị phá sóng) và thiết bị kích sóng điện thoại di động trên các website TMĐT bán hàng, các sàn giao dịch thương mại điện tử không đúng quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:

Kiểm tra, rà soát và gỡ bỏ các gian hàng, sản phẩm mỹ phẩm vi phạm

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số có Công văn yêu cầu các công ty có website/ứng dụng thương mại điện tử kiểm tra, rà soát và gỡ bỏ các gian hàng, sản phẩm vi pham (nếu có) như: mỹ phẩm Repair Factor Enyzm Peptide (siêu phục hồi – làm dịu da tổn thương), Nano Detox (tinh chất đào thải sắc tố da), Nano Control Melasma (tinh chất khắc chế sắc tố da), EGF Copper Revive Serum (Sirum cấp ẩm và phục hồi da),...

Cảnh báo một số đối tượng sử dụng văn bản, hình ảnh giả mạo các đơn vị thuộc Bộ Công Thương để lừa đảo doanh nghiệp và người dân.

Bộ Công Thương (Cục TMĐT và KTS) vừa nhận được phản ánh của cơ quan báo chí, truyền thông về việc một số đối tượng trên mạng xã hội đăng tải văn bản, hình ảnh giả mạo các đơn vị hoặc các cá nhân/lãnh đạo thuộc Bộ Công Thương

Cảnh báo giả mạo Bộ Công Thương về việc Phê duyệt dự án tham gia kiếm tiền online

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số nhận được công văn của Công ty TNHH Funing Precision Component phản ánh trên website foxconnhonghai.com đăng tải văn bản giả mạo Quyết định của Bộ Công Thương về việc “Phê duyệt dự án tham gia kiếm tiền online”. Website “foxconnhonghai.com” có dấu hiệu giả mạo và có giao diện, nội dung tương tự với website "foxconn.com.vn" của Công ty TNHH Funing Precision Component. 

Yêu cầu gỡ bỏ các thiết bị kích sóng điện thoại di động không có chứng nhận hợp quy và CBHQ

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số nhận được công văn số 1931/CTS-TTra của Cục Tần số vô tuyến điện - Bộ Thông tin và Truyền thông phản ánh về việc một số website/ứng dụng đăng bán thiết bị kích sóng điện thoại di động không có chứng nhận hợp quy (CNHQ) và công bố hợp quy (CBHQ) trên các website TMĐT bán hàng, các sàn thương mại điện tử. Cụ thể như sau:

Cảnh báo giả mạo Bộ Công Thương về việc Phê duyệt dự án tham gia nhận quà online

Bộ Công Thương (Cục TMĐT và KTS) vừa nhận được phản ánh của cơ quan báo chí, truyền thông về việc một số đối tượng trên mạng xã hội đăng tải văn bản giả mạo Quyết định của Bộ Công Thương về việc “Phê duyệt dự án tham gia nhận quà online”

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới về "Tuyển mẫu nhí chụp ảnh làm đại diện thương hiệu"

Gần đây một số đối tượng sử dụng hình thức tuyển cộng tác viên qua các website và sàn thương mại điện tử (TMĐT) lớn trong nước để lôi kéo người dân tham gia thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng này quảng cáo trên các website, các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Viber về việc “Tuyển người mẫu nhí tham gia chụp ảnh làm đại diện thương hiệu”. Sau đó, sử dụng nhiều thủ thuật khác nhau để lừa đảo người dân, doanh nghiệp. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp với Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) - Bộ Công an cảnh báo thủ đoạn mới của tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản đến người dân, doanh nghiệp như sau:

Khuyến cáo khi mua các mặt hàng đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách, sức khỏe hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên mạng

Hiện nay, trên các website, ứng dụng thương mại điện tử và các mạng xã hội, sản phẩm đồ chơi trẻ em khá phong phú, đa dạng về mẫu mã, chủng loại và giá thành. Ngoài những sản phẩm quen thuộc trên thị trường: như trống phát nhạc, bộ đèn cánh bướm, ô tô điều khiểu từ xa, búp bê, các mặt lạ nhựa, cá heo phát sáng... các website, ứng dụng hoặc mạng xã hội có đăng bán các các sản phẩm đồ chơi nguy hiểm, thuộc danh mục đồ chơi bạo lực, đồ chơi vi phạm thuần phong mỹ tục, v.v.... có hại tới giáo dục nhân cách, sức khỏe hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội và ảnh hưởng xấu đến người sử dụng, đặc biệt là trẻ em. Các sản phẩm này bị cấm theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay.