Cảnh báo

Cảnh báo 14 sản phẩm siro ho bị cấm ở một số quốc gia chưa được cấp phép tại Việt Nam
Vừa qua, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số nhận được cảnh báo của Bộ Y tế về Công điện của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) cảnh báo các cơ quan chức năng thành viên của Interpol về việc hàng trăm trẻ em đã tử vong hoặc bị tổn thương thận cấp tính sau khi sử dụng 14 sản phẩm siro ho bị cấm ở một số quốc gia.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo đặt phòng, vé máy bay, tour du lịch
Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 01/5 và kỳ nghỉ hè sắp tới đang đến gần, báo chí và một số phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh về việc lợi dụng nhu cầu du lịch của người dân tăng cao, nhất là vào dịp nghỉ sắp tới, các đối tượng lợi dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật thông qua các website/ứng dụng TMĐT và MXH đang diễn ra phổ biến. Cục TMĐT và KTS (Bộ Công Thương) cảnh báo một số thủ đoạn chiếm đoạt tài sản như sau:

Thu hồi sản phẩm “Diệp Bảo - Kem trẻ em” do vi phạm quy định về quản lý mỹ phẩm do chứa hàm lượng chì cao
Vừa qua, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số nhận được Công văn số 1488/QLD-MP của Cục Quản lý Dược về việc thu hồi sản phẩm "Diệp Bảo - Kem trẻ em" do vi phạm quy định về quản lý mỹ phẩm. Cục TMĐT và KTS thông báo như sau:

Cảnh báo về việc mua pháo hoa trực tuyến
Trong dịp Tết nguyên đán 2023 đang đến gần, báo chí và một số phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh về tình trạng “khan hiếm” và “thổi giá bán” các sản phẩm pháo hoa không tiếng nổ (pháo hoa) tại một số website/ứng dụng thương mại điện tử và cửa hàng của Công ty TNHH MTV Hóa chất 21 (Nhà máy Z121), Cục TMĐT và KTS thông báo:

Cảnh báo 03 sản phẩm mỹ phẩm chứa chất cấm, chưa được cấp phép tại Việt Nam
Vừa qua, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số nhận được Công văn số 7255/QLD-MP của Cục Quản lý Dược về việc 03 sản phẩm mỹ phẩm (Dr Therapy Melasma-Best for spa Night cream, NSX: 16/5/2022; HSD 16/5/2025; Dr Therapy Melasma - Best for spa Day cream, NSX: 16/5/2022; HSD: 16/5/2025); Dr Therapy Melasma - Cream Perfect for spa, NSX: 05/01/2021; HSD: 04/01/2024) không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa được phép lưu hành. Cục TMĐ và KTS thông báo như sau:

Cảnh báo về một số tổ chức cá nhân có dấu hiệu kinh doanh đa cấp không phép
Vừa qua, Bộ Công Thương thu thập được một số thông tin, tài liệu phản ánh dấu hiệu kinh doanh đa cấp trái phép thông qua các hình thức: Sàn giao dịch ngoại hối, Sàn giao dịch/đầu tư tài chính, tiền điện tử, tài sản ảo và website/ứng dụng thương mại điện tử, các ứng dụng kiếm tiền online. Cụ thể như sau:

Cảnh báo các thủ đoạn chiếm đoạt tài sản qua các Sàn TMĐT
Thời gian vừa qua, do diễn biến của tình hình dịch bệnh Covid-19 ngày càng phức tạp, tình trạng các đối tượng lợi dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật thông qua các Sàn TMĐT đang diễn ra phổ biến. Điều này tác động và ảnh hưởng xấu đến lòng tin của người tiêu dùng đối với hoạt động TMĐT. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) phối hợp với PA05 (Công An Thành phố Hà Nội) cảnh báo một số thủ đoạn chiếm đoạt tài sản qua các Sàn TMĐT như sau:

Bộ Công Thương khuyến cáo người tiêu dùng thận trọng khi sử dụng sản phẩm kẹo thạch sữa trái cây (XZL Milk Fruit Jelly School Bag)
Theo cảnh báo từ Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm của Anh (FSA) và thông tin tự thu hồi của Công ty trách nhiệm hữu hạn Interdragon International Trading và Công ty trách nhiệm hữu hạn Assia Oriental Market, sản phẩm kẹo thạch sữa trái cây (XZL Milk Fruit Jelly School Bags) chứa phụ gia thực phẩm Carrageenan (INS 407), Sodium Alginate (INS 401) và Konjac (INS 425) bị cảnh báo thu hồi do nguy cơ gây nghẹt thở vật lý khi sử dụng.

Khuyến cáo về việc kẹo Socola nhãn hiệu Kinder có khả năng bị nhiễm khuẩn Samonella spp
Theo cảnh báo từ một số cơ quan quản lý an toàn thực phẩm quốc tế và của Công ty Ferrero (Italia), một số sản phẩm socola nhãn hiệu Kinder của Công ty Ferrero sản xuất tại Bỉ có khả năng bị nhiễm khuẩn Samonella spp. Nhà chức trách Bỉ đã yêu cầu Ferrero thu hồi toàn bộ các sản phẩm thuộc thương hiệu Kinder của tập đoàn này nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Cảnh báo thuốc giả Actemra® 400 mg/20 mL, số lô B2101B32, chưa đăng ký lưu hành tại Việt Nam
Vừa qua, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số nhận được Công văn số 2066/QLD-CL của Cục Quản lý Dược về việc phát hiện mẫu sản phẩm nghi ngờ là thuốc giả, trên nhãn ghi: Actemra® 400 mg/20 mL, số lô B2101B32 tại văn thư số RA/01/03/2022 đề ngày 03/3/2022 và số RA/04/03/2022 đề ngày 10/3/2022 của Văn phòng đại diện Công ty F. Hoffmann-La Roche Ltd Thụy Sĩ tại TP Hà Nội. Cục TMĐT và KTS thông báo như sau: